Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Thủ tục đất đai như thiên la địa võng

Thiên la địa võng

Ngay trên diễn đàn Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam không giấu sự bức xúc vì, theo ông, trong lĩnh vực đầu tư BĐS thủ tục hành chính về đất đai đang gây khó khăn và làm chậm quá trình đầu tư. Đặc biệt, các NĐT nước ngoài cảm thấy như vào thiên la địa võng và không biết gỡ như thế nào. “Như chúng tôi dù đã làm nhiều dự án rồi cũng thấy vô cùng phức tạp”, ông Hiệp thừa nhận.


Ảnh minh họa

Vị Chủ tịch đưa thêm dẫn chứng: muốn phát triển dự án phải xin ý kiến định hướng, chủ trương đầu tư của thành phố. Tuy nhiên, thành phố không trực tiếp trả lời mà phải tham vấn qua 6 mối gồm: Sở Quy hoạch, Sở Xây dựng, Sở TN&MT... Sau đó, quy trình lại lặp lại đi qua đúng 6 mối này để được giấy phép quy hoạch. Nhưng chưa hết, chủ đầu tư còn phải đứng ra tổ chức Diet chuot họp tổ dân phố để giới thiệu dự án, xin ý kiến đồng tình của người dân… “Thủ tục như thế thì làm sao người nước ngoài vào được. Dự án rất muốn làm nhưng, cũng như đứng trước cô gái đẹp, chỉ dám ngước nhìn…”.

Ở điểm này, ông Nguyễn Hưng Quang (Văn phòng Luật sư Hưng Quang) - đại diện cho một số NĐT nước ngoài có mặt tại hội nghị cũng khẳng định, nhiều NĐT nước ngoài muốn xin chủ trương làm dự án nhưng tắc nhiều thủ tục và vướng nhiều cơ chế xin - cho.

Các ý kiến trên được minh chứng bằng con số thống kê cụ thể. Kết quả một khảo sát về thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực đất đai, do VCCI và Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) tiến hành mới đây cho thấy, khoảng 55% số DN khi thực hiện trong năm 2013 đều gặp khó khăn và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng kể từ năm 2010 trở lại đây.

Phân tích về những khó khăn thủ tục hành chính mà DN gặp phải, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng, thủ tục hành chính đất đai là một trong những nhóm thủ tục tương đối phức tạp đối với DN. Ở các thành phố lớn, nếu thực hiện xong các thủ tục từ xin chủ trương, giải phóng mặt bằng, lập quy hoạch… trong vòng 3 năm đã được coi là một thành công tương đối lớn. “Chúng tôi cho rằng rào cản thủ tục hành chính có thể đang ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực một cách tốt nhất”, ông Tuấn nói thêm.

Quá thiếu minh bạch

Dù thủ tục hành chính trong lĩnh vực TN&MT rất phức tạp, nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều kẽ hở trong quy trình cấp phép dự án. Chẳng hạn, DN xin một mảnh đất nào đó làm dự án có thể không cần đóng thuế mà họ cứ “xí phần” trước. Hoặc để lách quy định của luật không cho phép DN phá sản chuyển nhượng các lô đất, dự án, DN xin ngừng hoạt động để vẫn được read more quyền chuyển nhượng lô đất.

Cơ sở xác định giá đất cũng đang có nhiều điều bất hợp lý: Miếng đất rộng 3,3 ha của một DN kinh doanh khách sạn năm 2008 được định giá khoảng 1,5 tỷ đồng, đến năm 2010 lên tới 3,9 tỷ đồng, năm 2012 lên đến hơn 32 tỷ đồng, nhưng năm 2013 lại giảm xuống còn 15,6 tỷ đồng, năm 2014 cơ quan hành chính tạm thông báo 19,8 tỷ đồng. Vì thế, cho dù DN làm ăn hiệu quả nhưng nếu chỉ tính riêng tiền nộp để được quyền sử dụng đất là đã hết lợi nhuận. Đó là chưa kể cơ sở tăng giảm giá đất không rõ ràng, minh bạch và có thể dự báo.

Còn trong việc thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi thành phố, ông Nguyễn Quốc Hiệp kiến nghị: Chủ đầu tư đã phải bỏ tiền giải phóng mặt bằng không hề nhỏ nhưng khoản tiền đó lại không được khấu trừ trong tiền sử dụng đất. Vì vậy, “Bộ TN&MT cần sớm có thay đổi đưa giá đền bù giải phóng mặt bằng di dời vào trong tiền sử dụng đất”, ông Hiệp cho hay.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, mới đây, tổ chức này đã phối hợp Thanh tra Nhà nước khảo sát về vấn đề minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai. Khi xuống địa phương, khảo sát qua cán bộ thực thi ở các địa phương về thu hồi đền bù đất thì 1/3 số cán bộ được hỏi không cung cấp thông tin, 1/3 từ chối thông tin. Đặc biệt là phương pháp quản lý cũng có một số vấn đề...

Trên thực tế, cải cách thủ tục hành chính đã được bàn đến nhiều lần, tuy nhiên vẫn chưa có lời giải. Ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thủ tục hành chính và minh bạch là người bạn đồng hành. Nếu cải cách được thì vấn đề minh bạch sẽ giải quyết được và từ đó có thể tái cấu trúc nền kinh tế.

Đánh giá về công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ TN&MT thừa nhận, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường vẫn còn nhiều hạn chế. Thủ tục hành chính dù đã được cải cách nhưng vẫn gây tốn kém thời gian, chi phí, thậm chí phiền hà gây bức xúc cho người dân và DN, cũng là mảnh đất nảy sinh tình trạng tham nhũng… Tại Hội nghị, ông Trần Hồng Hà cũng cam kết, Bộ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến để rút gọn thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN.

Trường Sơn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét