Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Chuyện lớn, chuyện nhỏ

Nguyễn Vạn Phú

Đại biểu Quốc hội thông qua một dự án luật. Ảnh: GIANG HUY

Chẳng hạn như phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa về việc Quốc hội nên có một nghị quyết về biển Đông để tuyên bố một cách chính thức và mạnh mẽ quan điểm của Quốc hội Việt Nam về hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước ta khi đem giàn khoan Hải Dương vào sâu trong vùng biển của Việt Nam.

Hoặc cách giải quyết trước mắt những khác biệt giữa Hiến pháp vừa được thông qua và những luật, pháp lệnh hiện đang còn hiệu lực và cần sửa đổi cho phù hợp tinh thần Hiến pháp. Bởi đến năm 2016 cũng chưa biết là sẽ sửa hết các luật và pháp lệnh này chăng.

Hoặc các vụ án lớn vừa được xét xử gần đây đòi hỏi rà soát lại xem luật còn những khe hở nào có thể bị lợi dụng, gây hại đến nền kinh tế hay quyền lợi chính đáng của người dân.

Dù sao điều đáng tiếc là Quốc hội đã lãng phí thời gian mà lẽ ra có thể dành cho, chẳng hạn, một nghị quyết về biển Đông, một nghị quyết về thực thi Hiến pháp.

Những vấn đề này vẫn còn nguyên đó cho đến khi Quốc hội kết thúc phiên họp kéo dài cả một tháng.Trong khi đó câu chuyện lấy phiếu tín nhiệm, dù đã được triển khai thực hiện một lần vào năm ngoái, năm nay lại vẫn nhận được những yêu cầu sửa chữa, lại được đem ra mổ xẻ khá kỹ lưỡng như thể vận mệnh của đất nước phụ thuộc vào chuyện lấy Diệt côn trùng phiếu tín nhiệm này. Có lấy hay không lấy thì sự tín nhiệm của người dân đối với các quan chức dân cử thể hiện hàng ngày hàng giờ qua công luận, ai cũng rõ.

Điều đáng ngạc nhiên là sự không thống nhất, thiếu nhất quán hướng sửa đổi cách lấy phiếu tín nhiệm giằng co suốt cả tháng qua. Đầu kỳ họp, người dân được nghe phát biểu rằng sẽ sửa theo hướng cả nhiệm kỳ năm năm chỉ lấy phiếu một lần; gần cuối kỳ họp lại thấy nhiều đại biểu phát biểu trên hội trường, ngoài hành lang, tại từng tổ rằng nên lấy phiếu thành hai lần trong mỗi nhiệm kỳ. Người dân khi thì nghe sẽ chỉ còn hai mức tín nhiệm, khi thì nghe sẽ vẫn có ba mức.

Cuối cùng như chúng ta đã thấy, Nghị quyết 35 về việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm vẫn được giữ nguyên, chưa sửa đổi. Điều đó nói lên chuyện gì? Một là ý kiến đại biểu Quốc hội mang tính quyết định chứ không phải do chủ trương áp đặt từ đâu xuống. Hai là dù có khá nhiều ý kiến rõ ràng như thế nhưng cuối cùng các đại biểu cũng không chuyển được ý kiến đó thành một văn bản để bỏ phiếu thông qua. Lẽ ra, các đại biểu phải mạnh dạn thể hiện ý nguyện của người dân thành lá phiếu và lá phiếu đó phải biến thành hành động cụ thể.

Dù sao điều đáng tiếc là Quốc hội đã lãng phí thời gian mà lẽ ra có thể dành cho, chẳng hạn, một nghị quyết về biển Đông, một nghị quyết về thực thi Hiến pháp. Sau rốt, những phát biểu thẳng thắn kiểu như của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (“Có cử tri nói tôi làm đại biểu mà sao dốt thế”) để đề nghị chỉ để hai mức lấy phiếu là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” đã không đi đến đâu.

***

Những lình xình quanh chuyện vận chuyển hàng không mấy ngày qua làm dấy lên nỗi lo ngại: an ninh vận chuyển hành khách đang bị xem nhẹ và cách ứng xử của các hãng hàng không chưa chuyên nghiệp, còn ứng xử vì lo cho uy tín của mình chứ chưa vì sự an toàn của hàng khách.

Đó là vụ việc máy bay của VietJet Air chở khách đi Đà Lạt nhưng lại hạ cánh xuống Cam Ranh trong đêm 19-6. Đây đã là một sự việc hy hữu nhưng hy hữu hơn là cách xử lý thông tin của VietJet Air. Đầu tiên hãng này phát hành thông cáo báo chí, phân bua “do sức gió tại Đà Lạt không thuận lợi nên phải bay đến Nha Trang rồi mới bay đến Đà Lạt”. Sau đó cũng chính hãng này phủ nhận thông cáo báo chí này, cho rằng đó là do nhân viên truyền thông xử http://vietnampcs.Com/dich-vu/dich-vu-diet-moi-chong-moi/ lý thông tin gấp gáp!

Chỉ đến khi Cục Hàng không kết luận nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xảy ra sự cố hạ nhầm sân bay là do nhân viên điều phái bay, tổ bay và tổ tiếp viên của VietJet Air không thực hiện đúng quy trình khai thác thì hãng này mới nhận lỗi. Nhưng tin mới nhất, hãng này lại đổ lỗi vì Cục Hàng không chậm phê duyệt cho phi công sử dụng iPad nên mới dẫn đến sự nhầm lẫn!

Ở đây vấn đề không còn là uy tín hay cách xử lý khủng hoảng truyền thông của một doanh nghiệp nữa; nó đã trở thành vấn đề an toàn bay cho hàng trăm hành khách, là một vấn đề lớn chứ không phải chuyện “lúc thế này, lúc thế khác” được nữa. Ở doanh nghiệp bình thường, đưa thông tin sai ra công luận đã là điều đáng bị chê trách thì ở một hãng hàng không lấp liếm thông tin là điều không thể chấp nhận được. Quản lý quy trình bay mà nói phụ thuộc vào chiếc iPad là điều chưa thấy hãng hàng không nào dám dùng để bào chữa cho một lỗi kỹ thuật.

Ngay tiếp sau đó là tin trên một số báo rằng Vietnam Airlines hoãn chuyến bay bắt hơn 200 hành khách phải chờ 40 phút trong máy bay do máy bay phải chờ một hành khách có thẻ ưu đãi của hãng bay này. Cho dù ngay sau đó Vietnam Airlines phủ nhận thông tin này, cho rằng nguyên nhân trễ chuyến bay vào tối 21-6 là vì lý do kỹ thuật chứ không phải đợi khách có thẻ ưu đãi, rõ ràng đã xảy ra chuyện không coi trọng việc thông tin đầy đủ tới hành khách một cách tôn trọng họ ngay lúc xảy ra sự việc. Đã từng có những chuyến bay bị hoãn nhiều tiếng đồng hồ mà không có bất kỳ ai giải thích một cách lịch sự và đầy đủ với hành khách.

Nhìn rộng ra, việc đi lại của người dân, dù cao cấp bằng đường hàng không hay bình dân bằng xe đò, xe lửa hoàn toàn chưa được chuyên nghiệp hóa. Hàng năm cứ đến dịp lễ tết, chúng ta lại nghe vấn nạn xe dù, vé tàu khan hiếm, hành khách bị dồn nén, bầm dập không còn phẩm giá con người.

Tất cả là do triết lý kinh doanh chưa được đặt trên nền tảng nhân văn, phục vụ con người mà chỉ mới dừng lại ở chạy đua theo doanh số, lợi nhuận. Cách hành xử sau sự cố luôn là đổ lỗi và biện bạch mà không thấy đây là cơ hội để doanh nghiệp rà soát, chấn chỉnh lại quy trình - một việc doanh nghiệp có trách nhiệm nào cũng phải làm thường xuyên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét