Báo chí có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và phát huy quyền được thông tin của người dân Ảnh:Hoàng Long Trước Nghị quyết sai lầm này của EP, ngày 19-4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 18-4 EP ra Nghị quyết về Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã khẳng định: "Nghị quyết ngày 18-4 của Nghị viện châu Âu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra những thông tin và nhận định hoàn toàn sai lệch về tình hình thực tế ở Việt Nam.” Thực ra, quá trình ra đời của Nghị quyết này được cho là không có gì bất ngờ; bởi chỉ ngay trước ngày cái nghị quyết một chiều ấy được công bố, một số hãng tin nước ngoài đã đăng tải bài viết với những cái tít như: "Kêu gọi EU ép Việt Nam về nhân quyền” trong đó dẫn lời Ủy ban Bảo vệ nhà báo CPJ và một số trang mạng cho rằng: Tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi. Thậm chí, họ-EP còn mời một phái đoàn có cái tên có vẻ hoa mỹ: Phái đoàn Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam do Võ Văn Ái làm Chủ tịch tham dự cái gọi là Diễn đàn châu Âu cho dân chủ và nhân quyền. Phó Chủ tịch của Ủy ban kể trên- người được xem là vợ của Võ Văn Ái- Penelope Faulkner cũng tham dự một hội thảo trong diễn đàn kể trên. Ngay sau đó bản Nghị quyết ngày 18-4 ra đời với đầy những thông tin thiếu kiểm chứng kiểu: Có 3 nhà báo "nổi danh” ở Việt Nam đã bị kết án tù và rằng Chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc cho các nhà báo- blogger và còn nhiều nữa những yêu cầu thật vô lý được EP đưa ra. Trên thực tế, ba con người "nổi danh” ấy là 3 blogger- những người mà theo Luật Báo chí của Việt Nam chưa bao giờ được công nhận là nhà báo. Không những thế, ba con người "nổi danh” ấy đã nhiều lần lấy cớ là đấu tranh cho dân chủ để phục vụ mưu đồ làm mất uy tín của lãnh đạo các cấp ở Việt Nam. Thậm chí, có người còn xưng khoe rằng, họ viết bài "chửi” chính quyền cho một số hãng thông tấn nước ngoài và được trả rất nhiều tiền. Đã vị vào tiền để "nén bạc đâm toạc sự thật” thì liệu có phải họ chỉ muốn thực sự đấu tranh cho dân chủ!?- câu hỏi ấy cũng nên được đặt ra để xem xét cho thấu đáo. Đáng nói nhất là cái Nghị quyết về nhân quyền ở Việt Nam được EP thông qua hôm 18-4 lại dựa chủ yếu vào bản phúc trình của một cá nhân, hay nói cách khác là dựa vào một Ủy ban do một cá nhân lập nên- cái Ủy ban có tiếng là bảo vệ quyền làm người Việt Nam của Võ Văn Ái. Vậy Võ Văn Ái là ai mà tự cho mình có quyền to đến vậy? Lật giở lại hồ sơ tư liệu thì thấy, đó là một người sinh ở Thừa Thiên-Huế, ngay trong những ngày đất nước còn chìm trong chiến tranh, con người này đã rời bỏ quê hương bản quán với lý do là đi Pháp học ngành y để rồi ở lại đó mãi cho đến giờ, tức là tròn 40 năm chưa hề quay về đóng góp gì cho quê hương bản quán ngoài cái tài mà đám phản động lưu vong Việt ở hải ngoại gọi là "linh hồn” của các "chiến dịch chuyển lửa về quê nhà”. Tức là, Ái đích thị là linh hồn của các tổ chức phản động với những việc làm có hại cho quốc gia, dân tộc. Không chỉ có vậy, Võ Văn Ái còn "nổi tiếng” với việc từng sử dụng địa chỉ nhà mình làm nơi quyên tiền ủng hộ cho những "người vượt biển” và đã thu được hơn 200 triệu franc Pháp (hồi năm 1978). Chỉ có điều, số tiền thực tế đến tay "người vượt biển” lại không đáng là bao, mà chủ yếu Võ Văn Ái tiêu xài cá nhân dưới danh nghĩa chi phí để đi nơi này, nơi kia, tuyên truyền vận động. Thời ấy, báo chí Pháp liên tiếp đăng nhiều bài tố cáo khiến kế hoạch "quyên góp” của Võ Văn Ái phải "đứt gánh giữa đường”. Nói thế đủ thấy Võ Văn Ái và tổ chức bảo vệ quyền làm người Việt Nam chẳng những không bảo vệ cái quyền làm người thiêng liêng của những người cùng chung dân tộc với mình, mà còn nhân danh họ để ăn bớt tiền quyên góp và làm những điều xằng bậy. Một người có nhân thân như vậy mà lại được EP "lắng nghe” qua cái bản phúc trình của ông ta thì thử hỏi: Độ tin cậy của cái bản phúc trình do Võ Văn Ái và Ủy ban của ông ta tạo ra đáng tin cậy đến đâu? Và, cái Nghị quyết của EP chủ yếu dựa trên những gì mà Võ Văn Ái phúc trình, liệu độ xác thực, tin cậy có cao? Đến đây có lẽ cũng nên nói thêm về lịch sử mối quan hệ Việt Nam-EU. Đó là mối quan hệ đã được hai bên dày công vun đắp trong suốt hơn 20 năm qua kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11-1990. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu- đây chính là yếu tố quan trọng để hai bên cùng thống nhất xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh được mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995. Trên tinh thần đó, tháng 6-2008, Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA). Sau 9 vòng đàm phán (từ 6-2008 đến 10-2010), ngày 4-10-2010, Hiệp định PCA đã được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Bỉ trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso. PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong hơn 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam –EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. Vậy cũng có nghĩa, sự mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU sẽ có lợi cho cả hai bên: Phía Việt Nam và phía EU với gần 30 thành viên. Thế mà ngay khi quan hệ hợp tác đối tác giữa hai bên đang ngày càng tốt đẹp, không ai khác chính là EP với đại diện là một số chính đảng ở Âu châu lại căn cứ vào phúc trình của một cá nhân để đánh giá công việc nội bộ Việt Nam thì quả thật đây là sự can thiệp thô bạo vào tình hình thực tế của một nước đối tác quan trọng của EU – một đất nước luôn ủng hộ và làm hết sức mình vì sự phát triển mối quan hệ ASEAN-EU nói chung, quan hệ kinh tế thương mại ASEAN-EU nói riêng. Đặc biệt, cơ chế đối thoại giữa hai bên (Việt Nam-EU) vẫn được duy trì thường niên; trong đó có cả quy chế đối thoại về nhân quyền. Chẳng nói đâu xa trong cuộc đối thoại lần đầu tiên vào năm 2012, phía EU cũng đã thẳng thắn thừa nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam về bảo đảm quyền con người trên nhiều mặt. Vậy mà nay, EP lại làm lơ trước những thành quả của Việt Nam và tìm cách áp đặt các chuẩn mực Âu châu vào đời sống của một nước vốn theo truyền thống Á Đông. Việc làm này có khác nào là một sự đánh giá theo kiểu bắt ép. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố coi "Việc làm này đi ngược lại xu thế đối thoại thẳng thắn, cởi mở trong lĩnh vực quyền con người đã được xây dựng và tiến hành thường xuyên giữa Việt Nam và các cơ chế của EU, ảnh hưởng không tốt đến đà phát triển và mối quan hệ đang ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và EU”. Hoàng Mai |
Nguồn : Khách sạn sầm sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét