Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Mối quan hệ quốc phòng góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực

 QĐND - Vào năm 2009, lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Ô-xtrây-li-a, Việt Nam-Niu Di-lân lên mức Đối tác toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ của Việt Nam với Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân. Trong đó, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ô-xtrây-li-a, Việt Nam - Niu Di-lân đã không ngừng phát triển, mang lại lợi ích cho cả hai bên, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. 

Trong thời gian qua, nhất là từ sau chuyến thăm Việt Nam của Ngài Bộ trưởng Quốc phòng Ô-xtrây-li-a Xti-phen Xmít (Stephen Smith) vào tháng 8-2012, quan hệ quốc phòng giữa hai nước tiếp tục có những bước phát triển, đạt hiệu quả thiết thực. Lần đầu tiên hai bên đã tổ chức Tham vấn chiến lược kênh 1,5 giữa các học giả, nhà nghiên cứu chính sách quốc phòng. Đây là một diễn đàn tốt để hai bên chia sẻ quan điểm, đánh giá tình hình khu vực, thế giới và các biện pháp thúc đẩy an ninh, hợp tác cùng phát triển. Bộ Quốc phòng Ô-xtrây-li-a thường xuyên hỗ trợ đào tạo tiếng Anh cho học viên, sĩ quan của Bộ Quốc phòng Việt Nam dưới nhiều hình thức cũng như trợ giúp chuyên môn cho lực lượng quân y và công binh Việt Nam. Hai bên thường xuyên tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong huấn luyện về phòng, chống khủng bố. Bên cạnh đó, Bộ đội biên phòng Việt Nam cũng có quan hệ hợp tác rất chặt chẽ với Bộ Nhập cư và Quốc tịch Ô-xtrây-li-a trong đào tạo và trao đổi thông tin quản lý biên giới. Có thể nói, quan hệ quốc phòng giữa hai nước và hai quân đội đang có nhiều bước phát triển, phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện mà hai Bộ Quốc phòng đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ô-xtrây-li-a năm 2010.

 Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đón Bộ trưởng Quốc phòng Ô-xtrây-li-a Xti-phen Xmít ngày 29-8-2012. Ảnh: qdnd.vn  

Trong khi đó, hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Niu Di-lân tiếp tục phát triển tích cực. Năm 2012, hai bên đã tổ chức tham vấn quốc phòng cấp Cục trưởng Đối ngoại. Bộ Quốc phòng Việt Nam và Niu Di-lân đã trao đổi nhiều đoàn quân sự cấp cao như Tư lệnh Hải quân Niu Di-lân thăm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh thăm Niu Di-lân… Qua các chuyến thăm, hai bên đã tiếp tục tham vấn, đối thoại, và chia sẻ quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm, cũng như phương thức duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Bộ Quốc phòng Niu Di-lân cũng duy trì cấp học bổng tiếng Anh cho các học viên quân sự Việt Nam.

Tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam với Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân thường xuyên tham vấn và phối hợp trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng khu vực, nhất là trong cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).

Mối quan hệ hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa quân đội Việt Nam với quân đội Ô-xtrây-li-a, quân đội Việt Nam với quân đội Niu Di-lân đang ngày càng được củng cố và phát triển tích cực, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị song phương Việt Nam - Ô-xtrây-li-a, Việt Nam - Niu Di-lân, cũng như đóng góp tích cực vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

 VŨ HOÀNG 


seo la gi, huong dan seo, web seo, seo backlink, ky thuat seo, hoc seo online, làm seo web, lam seo website, nghe thuat seo, day lam seo

marketing, internet marketing, quảng cáo online, video marketing

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông

 Trong khuôn khổ Chương trình thăm và làm việc tại các tỉnh Bắc Lào, ngày 15-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông (Thongsing Thammavong) nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. 

Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về quan hệ hợp tác hai nước trong thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục phát triển nhanh. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 850 triệu USD, tăng 17% so với năm 2011; đầu tư của Việt Nam sang Lào với 440 dự án với tổng vốn đầu tư 5,38 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác hàng đầu về thương mại, đầu tư tại Lào.

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông.   Ảnh: TTXVN 

Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tích cực phối hợp thực hiện các thỏa thuận của hai nước, tập trung triển khai đúng tiến độ, hiệu quả các dự án, đặc biệt là hoàn thành dứt điểm một số dự án trọng điểm, có quy mô lớn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Lào nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong quan hệ hợp tác song phương trong thời gian tới.

Nhân dịp này, hai Thủ tướng cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

* Trong chuyến thăm tỉnh Hủa Phăn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dâng hương tại Đài Tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam và Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Lào. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản (Kaysone Phomvihane), vị lãnh tụ của nhân dân các dân tộc Lào. Đây chính là căn cứ địa mà Chủ tịch Cay-xỏn và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã hoạt động và chỉ đạo kháng chiến, quyết định thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào năm 1975.

Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Cay-xỏn và để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hai nước về Liên minh chiến đấu Việt - Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông đã đến dự Lễ động thổ Dự án Bảo tàng Cách mạng Viêng Xay và cải tạo di tích lịch sử hang Phả Đeng (huyện Viêng Xay). Dự án có tổng mức đầu tư 32 triệu USD do Ngân hàng Việt - Lào, liên doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Lào ứng vốn xây dựng. Sau khi hoàn thành vào năm 2015, công trình sẽ trở thành một trong những biểu tượng lịch sử cách mạng của hai nước, của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt ViệtNam - Lào.

Cũng tại Hủa Phăn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Công ty Hợp tác Quốc tế 705, Quân khu 2, Bộ Quốc phòng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả đạt được của Công ty 705 và mong muốn đơn vị tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ, có vị thế vững chắc tại địa bàn, góp phần tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai quân đội và nhân dân hai nước.

* Trước đó, ngày 14-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hủa Phăn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội tại tỉnh Hủa Phăn, Chính phủ hai nước đã ký thỏa thuận về Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào tại tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020, trong đó định ra danh mục các dự án ưu tiên hợp tác, đầu tư. Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện, đề nghị lãnh đạo tỉnh cùng phối hợp. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tặng tỉnh Hủa Phăn 1 triệu USD để xây dựng các trung tâm, trong đó có trung tâm ngoại ngữ.

Nhân dịp này, các tổ chức tín dụng Việt Nam đã tặng 5 tỷ đồng và Hội các nhà đầu tư Việt Nam tặng 50.000USD cho tỉnh Hủa Phăn.

* Chiều 14-3, chính quyền tỉnh Hủa Phăn và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức lễ khởi công sân bay quốc tế Nọng Khang tại tỉnh Hủa Phăn.

Dự lễ khởi công có Thủ tướng Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng nhiều quan chức cấp cao hai nước.
 
TTXVN 


seo google, seo hieu qua, seo top 10, huong dan lam seo, seo on page, quy trinh seo, làm seo như thế nào, seo trang web, học seo web, tool seo web

email marketing, chiến lược marketing, facebook marketing, học marketing ở đâu

Phải đưa sự kiện biển đảo vào sách giáo khoa!

 TS-luật sư Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho rằng Không chỉ sự kiện Gạc Ma mà sự kiện 19-1-1974, Hoàng Sa bị xâm chiếm, hay cuộc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979 của Trung Quốc cũng cần được ghi nhận một cách khách quan. 

* Phóng viên: Thực tế hiện nay có nhiều người không biết ngày 14-3-1988, đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm, 64 chiến sĩ đã ngã xuống. Việc này phải chăng bắt nguồn từ sự thông tin chưa rộng rãi và thường xuyên, thưa ông?

- Ông Trần Công Trục: Đúng là có một bộ phận người dân, trong đó có cả giới trẻ không biết đến sự kiện ngày 14-3-1988 vì lý do trên hoặc chưa thực sự quan tâm đến chủ quyền của đất nước. Nhưng nếu sự kiện này được thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua tuyên truyền, giảng dạy trong nhà trường… thì số người dân không biết đến nỗi đau, sự mất mát này sẽ không nhiều như hiện nay.

Vừa qua, nhiều cơ quan báo chí đã thông tin dày đặc về sự kiện này. Có nhiều bài viết tôn vinh những liệt sĩ quả cảm đã hy sinh khi chống lại sự xâm chiếm của hải quân Trung Quốc. So với nhiều năm qua, đây là sự chuyển biến rất tốt trên mặt trận tuyên truyền. Việc này cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Không chỉ sự kiện Gạc Ma mà sự kiện 19-1-1974, Hoàng Sa bị xâm chiếm, hay cuộc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979 của Trung Quốc cũng cần được ghi nhận một cách khách quan.

Vì những lý do nào đó mà sự đau thương, mất mát này đã bị bỏ qua nhưng trái tim người Việt luôn rỉ máu, tâm tư người Việt luôn nghĩ về mất mát biển đảo, biên giới của Tổ quốc.

* Theo ông có điều gì phải ngại ngần khi có những cuộc chiến với sự mất mát không nhỏ lại ít được nói đến?

- Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa 2 quốc gia là sự kết tinh của nhiều quan hệ khác xây dựng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa vì quan hệ hiện nay mà những xung đột, những bất công mà bên này dành cho bên kia lại có thể khép lại một cách hoàn toàn và vĩnh viễn. Bởi máu thịt của nhiều thế hệ, đất đai, lãnh thổ của cha ông, của dân tộc này đã mất mát không gì có thể lớn hơn, giá trị hơn để vùi nó xuống. Cho dù chúng ta không nói đến thì nhân loại, cả thế giới và chính dân tộc bên kia vẫn cứ nhắc đến.

Nếu chúng ta không công khai thì công luận thế giới và chính người dân Trung Quốc có thể hiểu sai về sự thật lịch sử. Đừng nghĩ rằng nói sự thật là ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao. Quan hệ có bền chắc phải dựa trên sự bình đẳng và trung thực giữa 2 bên.



Anh hùng Nguyễn Văn Lanh - cựu binh Trường Sa - xúc động gặp bà Lê Thị Muộn, mẹ liệt sĩ Phạm Văn Sự,
người hy sinh sau trận Gạc Ma, tại buổi giao lưu Bi hùng hải chiến Trường Sa do Báo Người Lao Động tổ chức. Ảnh: QUỐC THẮNG

* Cần phải phổ biến, tuyên truyền về sự kiện 14-3-1988 như thế nào, thưa ông?

- Ngoài việc phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thì sự kiện này cần được đưa vào sách giáo khoa, cũng như những tuyên bố chính thức từ phía Nhà nước. Đặc biệt, phải tính tới việc tổ chức lễ tưởng niệm mang tầm quốc gia đối với những sự kiện biển đảo bị xâm chiếm. Lẽ thường, đối với người đã khuất, hằng năm đều có ngày giỗ thì không lý gì những anh hùng đã hy sinh khi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lại không có một ngày để tưởng niệm. Đây chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Những anh hùng liệt sĩ vẫn theo suốt chúng ta, xem chúng ta ứng xử với sự hy sinh của họ cũng như đối với chính đất nước này. Chúng ta làm điều này không phải để chống ai, bài xích ai mà là giữ đạo lý của mình và bảo vệ lẽ phải.

Tất cả những việc này nhằm để mọi người dân Việt Nam ở trong nước và khắp thế giới đều biết đến ngày 14-3-1988 chứ không phải như hiện nay, có không ít người dân hoàn toàn bất ngờ khi được hỏi đó là sự kiện gì? Các cơ quan Nhà nước, lãnh đạo qua nhiều thế hệ, trong đó có cả tôi, phải chịu trách nhiệm về sự “không biết” này.


seo la gi, huong dan seo, web seo, seo backlink, ky thuat seo, hoc seo online, làm seo web, lam seo website, nghe thuat seo, day lam seo

marketing, internet marketing, quảng cáo online, video marketing

Nên giữ nguyên tên nước như Hiến pháp hiện hành

 (VTV News)- Trong quá trình góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều ý kiến cho rằng, tên nước như hiện nay là thể hiện bản chất của chế độ mà chúng ta hướng đến. 

 (VTV News)- Trong quá trình góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều ý kiến cho rằng, tên nước như hiện nay là thể hiện bản chất của chế độ mà chúng ta hướng đến.
 

Ngày 2/7/1976, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Quốc hội khóa VI quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, tên nước như vậy là thể hiện chính thể, mục tiêu, con đường và bản chất của chế độ mà chúng ta hướng đến.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp tục hiến định tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vấn đề tên nước cũng đã được đề cập trên một số diễn đàn, một số ý kiến đề nghị nên quay trở lại với tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc đổi tên nước là vấn đề hệ trọng, liên quan đến lịch sử, văn hóa của một dân tộc cũng như bản chất của chế độ chính trị mà dân tộc đó theo đuổi.

Sinh viên Nguyễn Quang Trung, Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng nói: “Tôi thấy tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện được mục tiêu cao cả mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đó là mục tiêu CNXH thể hiện để đảm bảo cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, vì mục tiêu này mà hàng chục, hàng triệu ông cha ta đi trước đã hy sinh”.

Tại các diễn đàn góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chưa phải là nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy không nên đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà nên quay lại tên nước là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất này.

PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, Nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Tên nước thể hiện chính thể, thể hiện mục tiêu, con đường, bản chất của chế độ mà chúng ta hướng đến, cho nên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phù hợp, khẳng định mục tiêu, con đường của chúng ta, khẳng định bản chất chế độ của chúng ta là chế độ XHCN và chính thể là Cộng hòa”.

Cùng quan điểm trên, ông Lê Dũng Sầm, phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội nói: “Không nên thay đổi, vì thực ra mục đích của Đảng ta cuối cùng vẫn là CNXH tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản”.

Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên quen thuộc và gắn bó với mọi người dân Việt Nam 37 năm nay, tên gọi này cũng đã được bạn bè quốc tế thừa nhận. Nhiều ý kiến cho rằng, với những thành tựu của đất nước trong suốt những năm vừa qua, việc thay đổi tên nước là hoàn toàn không cần thiết.

Trên thực tế, bạn bè quốc tế đều đã ghi nhận những thành tựu to lớn và những bước phát triển của nước CHXHCN VN trong tất cả những lĩnh vực, điều đó đã khẳng định vai trò lãnh đạo quan trọng, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đổi với nhà nước XHCN. Như vậy chúng ta cần phải kiên định đi theo con đường CNXH và tin tưởng vào tương lai với bước phát triển và những thành tựu to lớn hơn của nước CHXH CNVN.

Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa là Đảng và nhân dân Việt Nam biểu thị quyết tâm thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc Hiến pháp sửa đổi hiến định tên nước như vậy sẽ luôn nhắc nhở người Việt Nam luôn luôn nhớ đến mục tiêu lý tưởng và nhiệm vụ là thực hiện và xây dựng bằng được một chế độ xã hội tiên tiến, tốt đẹp nhất.

Quỳnh Trang


seo website, seo hieu qua, seo top 10, huong dan lam seo, ky thuat seo, quy trinh seo, làm seo như thế nào, seo trang web, học seo web, day lam seo

email marketing, chiến lược marketing, facebook marketing, học marketing ở đâu

Ông Lý Khắc Cường làm Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc

 Ngày 15/3, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc (NPC) khóa 12 đã bầu ông Lý Khắc Cường (ảnh), Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, vào chức vụ thủ tướng, thay thế ông Ôn Gia Bảo. 


Trước đó, ông Tập Cận Bình, người được bầu làm chủ tịch nước vào ngày 14/3 đã đề cử ông Lý Khắc Cường vào cương vị thủ tướng. Ở cương vị mới, ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề thách thức như kinh tế, môi trường, tham nhũng.


Ông Lý Khắc Cường sinh năm 1955, tại tỉnh An Huy, tốt nghiệp ngành luật và kinh tế tại Đại học Bắc Kinh. Ông từng giữ các cương vị lãnh đạo tỉnh Hà Nam và tỉnh Liêu Ninh. Năm 2007, ông được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị và năm 2008 được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 11/2012, ông được bầu lại vào Thường vụ Bộ Chính trị.


Được coi là người bình dị và sử dụng thông thạo tiếng Anh, ông Lý Khắc Cường sẽ phụ trách quản lý các lĩnh vực rộng lớn như đối nội và kinh tế, các vấn đề môi trường cũng như quá trình đô thị hóa của Trung Quốc.


Cũng tại phiên họp, các đại biểu đã thông qua các đề cử bầu ông Phạm Trường Long, sinh năm 1947, Ủy viên Bộ Chính trị và ông Hứa Kỳ Lượng, sinh năm 1950, Ủy viên Bộ Chính trị, làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc. Ông Tào Kiến Minh, sinh năm 1955, được bầu lại làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Ông Chu Cường, sinh năm 1960, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam, được bầu làm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Một số chức vụ cao cấp khác như các phó thủ tướng sẽ được bầu vào hôm nay (16/3).


 L.H 


the gioi seo, tai lieu seo, học làm seo, tự học seo, seo on page, seo online, hoc seo website, tự làm seo, lam seo la gi, tool seo web

marketing la gi, online marketing, học marketing online, hoc marketing o dau

Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa

 Ngày 27 - 28/4 tới, lần đầu tiên Quảng Ngãi sẽ tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và Tuần văn hóa biển đảo Quảng Ngãi năm 2013 quy mô cấp tỉnh. Sự kiện này mở ra một triển vọng và cơ hội mới đối với hoạt động du lịch của tỉnh. 


Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ, tri ân những hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh khi vâng lệnh triều đình hàng năm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vùng Biển Đông và tuần tra, khai thác hải vật; nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, nhất là cho các thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo; nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc gìn giữ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.


Những hoạt động chính của lễ năm nay gồm đại lễ cầu siêu, lễ cáo yết nghinh thần, lễ rước tứ linh, lễ hoa đăng, lễ đua thuyền, cung nghinh các binh phu Hoàng Sa, lễ chánh tế, lễ tạ sẽ diễn ra tại đình làng An Vĩnh. Ngoài ra sẽ có nhiều hoạt động phụ trợ như lễ tế tại Âm linh tự, liên hoan văn hóa thể thao tại các huyện ven biển và hải đảo, chương trình văn hóa ẩm thực xứ đảo... Bên cạnh đó, sẽ diễn ra tọa đàm liên quan đến chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trưng bày - triển lãm các tác phẩm mỹ thuật và nhiếp ảnh, các trò chơi dân gian và tổ chức các tuyến du lịch trong tỉnh sẽ diễn ra tại thành phố Quảng Ngãi.


 Đinh Thị Hương 


làm seo, seo top google, web seo, seo top, ky thuat seo, hoc seo online, làm seo web, lam seo website, nghe thuat seo, day lam seo

học marketing, internet marketing, quảng cáo online, marketing trực tuyến

Mật tấu của Tịnh Đàn Sứ giả

 Tịnh Đàn Sứ giả được triệu gấp để thi hành một mật chỉ. Ngọc Hoàng ghé tai: “Cứ thế, cứ thế. Ngươi phải điều tra cho rõ”. Lại dặn: “Ngươi đã được phong chức nhưng lòng dục quá nhiều. Cẩn thận yêu nữ”. 

Tịnh Đàn Sứ giả vâng vâng dạ dạ, lòng như mở cờ. Mấy ngàn năm trên chốn thần phật, họ Trư đã chán ngán. Chỉ hiềm một nỗi Trư Bát Giới giờ không còn sức vác nổi cây cào 9 răng nặng đến 5.084 cân nữa. Cái chức phẩm khiến ngài suốt ngày chè chén nên bụng ngài giờ to như bụng Cảnh sát giao thông.

Tịnh Đàn Sứ giả sau đó vi hành để mắt chữ O mồm chữ A chứng kiến cảnh người người đông như kiến bái lạy một con thủy quái bị điện giật ngoi lên đớp khí trong một cái hồ xanh như rêu, trong khi lại không tiếc gạch đá ném chí chết một bức ảnh Phổ Hiền Bồ tát.

Ba vạn chín nghìn phút sau đó, Tịnh Đàn Sứ giả hoàn thành bản tấu:

“Ở trần gian, làm đại sứ không cần phải đi Tây Trúc thỉnh kinh, bởi đại sứ khác sứ giả, là “cuốc gái” được phong trong một xứ mà người ta rất thích bầu chọn các loại cuốc, trừ cuốc đất.

Muốn có đại sứ, người cầm trịch phải là liền ông. Liền ông này cũng không cần thông minh lắm, chỉ cần biết chụp ảnh và nhắn tin. Tại sao phải là liền ông? Bởi liền bà không bao giờ nhường nhau, dù chỉ một centimét.

Đại sứ, được ngưỡng mộ hơn sứ giả, ở một xứ mà cần lao quá dễ “lên đồng” bởi các loại scandal. Lá đơn từ nhiệm của đại sứ được dân chúng quan tâm hơn cả động đất lẫn sóng thần. Đại sứ không cần khỏe để vác nổi cào 9 răng như sứ giả, nhưng phải chịu được đá. Bởi làm đại sứ, có nghĩa là bị ném đá. Đá đó đa số từ bọn mõ sĩ, những kẻ suốt ngày rình rình đại sứ mở miệng lỡ lời để “đưa tin”. Đa số đá là từ đàn bà, những người luôn thề sống, thề chết rằng chiếc váy nọ là hàng fakery, dưới làn áo kia là cả thúng silicon. Đại sứ cũng không cần phép thần thông, nhưng phải có gì đó thật “đặc biệt”, để ai cũng nhìn thấy vừa thán phục, vừa ghen tỵ.

Tất cả những người nghĩ rằng đại sứ cần thông minh và tài giỏi đều nhầm. Thông minh và tài giỏi chỉ cần làm sao cái cần kín thì lại hở một cách lấp ló vừa đủ. Tất cả những người nghĩ đại sứ cần yểu điệu thục nữ đều sai. Đại sứ phải có tiếng như Lady Gaga, trừ trường hợp dùng thịt tê giác làm váy. Và điều kiện quan trọng nhất, đại sứ cần một cặp bảo bối khủng. Dưới hạ giới, sau khi đại sứ viết thư từ nhiệm, cái ghế đại sứ để lại đó, thật khủng khiếp, đang là một khoảng trống mênh mông mà những người tiền nhiệm phải miễn nhiễm tự kỷ bẩm sinh hoặc bẩm sinh xếp hàng top.

Kiến nghị giải pháp: “Đại sứ là nhu cầu của cần lao xứ đó. Không có đại sứ, chẳng còn gì để đi đấm xứ người. Nên thuê đại sứ nước ngoài. Paris Hilton chẳng hạn”.

Sau bản tấu, Tịnh Đàn Sứ giả gặp Kim Thân La hán sau ngọc điện, vỗ vai cu em, lão Trư ngượng ngùng: “Sa đệ, nói ra thật xấu hổ, ta định trốn ở dưới đó cùng đám con cháu họ Trư giờ đã “đông như quân Nguyên”. Cái cô đại sứ đó tốt sữa hơn cả Hằng Nga, da dẻ mịn màng hơn cả Liên Liên, Ái Ái”.

Nói đoạn cắn móng tay chẹp chẹp miệng.


làm seo, seo top google, web seo, seo top, ky thuat seo, hoc seo online, làm seo web, lam seo website, nghe thuat seo, day lam seo

học marketing, internet marketing, quảng cáo online, marketing trực tuyến

Hội thảo Tổng kết 15 năm công tác tham mưu và lãnh đạo chỉ huy trong CAND

 Ngày 15/3, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo Tổng kết 15 năm công tác tham mưu và lãnh đạo, chỉ huy (TM và LĐCH) trong Công an nhân dân (CAND). Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an chủ trì Hội thảo. 

Các đại biểu dự Hội thảo đã phát biểu, làm rõ các nội dung: Đánh giá kết quả công tác TM và LĐCH trong CAND 15 năm qua, những hạn chế và bài học kinh nghiệm; mục tiêu, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp công tác TM và LĐCH trong thời gian tới.

Các đại biểu cũng đã góp ý về những chủ trương, giải pháp mới cho cơ quan tham mưu (CQTM). Trong đó, tập trung nâng cao trí tuệ trong công tác tham mưu; tổ chức bộ máy cán bộ đối với CQTM; làm thế nào để ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ thông tin với công tác tham mưu; cải cách hành chính, cải tiến công tác lãnh đạo, chỉ huy...

Tại hội thảo, thay mặt Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu khẳng định: Trong mỗi chiến công, thành tích của lực lượng CAND đều có đóng góp quan trọng, xứng đáng của lực lượng làm công tác tham mưu.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu với các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Quỳnh Anh)

Những năm qua, công tác TM và LĐCH trong CAND đã được Đảng, Nhà nước, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an thường xuyên quan tâm, kịp thời chỉ đạo, đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu to lớn trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu nêu rõ, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng ủy CATW về nhiệm vụ công tác TM và LĐCH CAND trong tình hình mới, lực lượng CAND cần: Thống nhất nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp về công tác tham mưu trong CAND; xây dựng cơ chế phối hợp trong việc trao đổi thông tin, đánh giá, dự báo tình hình giữa các đơn vị chức năng trong CAND; giữa CQTM Công an với cơ quan tham mưu của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành chủ chốt; xây dựng và hoàn thiện lý luận nghiệp vụ công tác TM và LĐCH, mở chuyên ngành giảng dạy lý luận về nghiệp vụ TM và LĐCH tại các trường CAND, trước mắt là Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân.

Về tổ chức bộ máy CQTM cần chú ý từ khâu tuyển dụng cán bộ, chú trọng tuyển những cán bộ có kinh nghiệm về công tác tham mưu, có trình độ toàn diện về các mặt công tác; rà soát, bổ sung các chính sách để động viên kịp thời đội ngũ cán bộ làm công tác TM; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tham mưu phục vụ lãnh đạo chỉ huy; cải tiến lề lối làm việc, quy trình hóa các khâu công tác của CQTM - đồng chí Thứ trưởng Thường trực chỉ rõ...


seo google, seo hieu qua, seo top 10, huong dan lam seo, seo on page, quy trinh seo, làm seo như thế nào, seo trang web, học seo web, tool seo web

email marketing, chiến lược marketing, facebook marketing, học marketing ở đâu

Khao khát khẳng định vị trí của người trẻ

 Buổi giao lưu trực tuyến với các đề cử gương mặt trẻ VN tiêu biểu 2012 do Báo Thanh Niên tổ chức đã diễn ra đồng loạt tại Tòa soạn Thanh Niên điện tử tiếng Việt (TP.HCM), Tòa soạn Hà Nội và Văn phòng đại diện tại miền Trung (Đà Nẵng) vào chiều 15.3. 

Anh Phan Văn Mãi (bìa trái) và các thành viên BTC cuộc giao lưu cùng 3 bạn được đề cử gương mặt trẻ VN tiêu biểu 2012 - Ảnh: Thanh Hải

Khách mời giao lưu là 5 trong tổng số 20 gương mặt được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ VN tiêu biểu 2012 (do T.Ư Đoàn và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ VN phối hợp thực hiện). Đó là: tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Đông (ngụ ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học); Nguyễn Vũ Nhân (TP.HCM, lĩnh vực lao động - sản xuất kinh doanh); Nguyễn Anh Khôi (11 tuổi, TP.HCM, kỳ thủ nhỏ tuổi nhất của VN được phong kiện tướng Liên đoàn Cờ vua thế giới); Ngô Quý Nho (Đà Nẵng, Chủ nhiệm Hội Từ thiện HFB, admin website tình nguyện vicongdong.vn); Đỗ Hoàng Giang (Đồng Tháp, có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn).

 Biết nắm bắt nhu cầu, sở thích của thanh niên 

Đến tham dự cùng buổi giao lưu có anh Phan Văn Mãi - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN VN; anh Trần Quang Đạo - Giám đốc điều hành Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ VN, Tổng biên tập Báo Nhi Đồng; anh Nguyễn Quang Thông - Phó chủ tịch Hội LHTN VN, Tổng biên tập Báo Thanh Niên.

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Hoàng Hoa (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đặt câu hỏi với Ngô Quý Nho: “Bí quyết nào để anh có thể tập hợp được các bạn trẻ cùng tham gia với mình trong những chương trình từ thiện hiệu quả?”.

Nho chia sẻ: “Thông thường, trước khi tổ chức một chương trình, mình kết nối với các câu lạc bộ, đội, nhóm thiện nguyện và các bạn trên mạng xã hội thích tham gia hoạt động tình nguyện, muốn cống hiến cho xã hội, cùng nhau kết nối và xây dựng kế hoạch dự án mang tính chiều sâu để giúp đỡ những mảnh đời còn bất hạnh. Những kế hoạch đó phải cụ thể, rõ ràng, minh bạch và mới mẻ, có sự thôi thúc và tính hiệu quả cao. Đó chính là điều làm cho các bạn trẻ tin và sẵn sàng tham gia các hoạt động do mình kết nối”.

Đề cập đến “bí quyết” thuyết phục đoàn viên tham gia những mô hình do mình phát động, anh Đỗ Hoàng Giang tâm tình: “Khi xây dựng các mô hình, chương trình làm việc, trước tiên mình tìm hiểu thực tế, nhu cầu của đoàn viên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các bạn. Từ đó, mình xây dựng các mô hình phù hợp với nhu cầu của các bạn đoàn viên. Chương trình, mô hình hoạt động phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, sở thích của nhóm đoàn viên nào thì mình sẽ mời các bạn ấy tham gia”.

 Lan tỏa động lực cho những người trẻ phấn đấu  

Trả lời độc giả Minh Quang (TP.HCM), kỳ thủ nhỏ tuổi nhất của VN bộc bạch: “Em mong muốn nước mình sẽ tổ chức nhiều giải đấu cờ vua hơn nữa, tạo điều kiện cho các bạn trẻ được tham gia vào các giải đấu quốc tế và được tiếp xúc với các huấn luyện viên chuyên nghiệp”.

Trong khi đó, là tác giả của nhiều sáng kiến, cải tiến hữu ích, anh Nguyễn Vũ Nhân cho biết: “Những sáng kiến được áp dụng tại công ty đều xuất phát trong thực tiễn, khó khăn trong công việc. Bên cạnh sự nỗ lực để cải thiện dây chuyền làm việc, sáng tạo trong lao động, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để làm ra những sản phẩm tối ưu, đây chính là nguồn cảm hứng để đi đến thành công trong công việc”.

Một trong những vấn đề “xoáy” vào tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Đông là cơ chế thu hút người giỏi vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tiến sĩ Đông nhìn nhận: “Một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học nước ta hiện chưa thể so sánh với các nước phát triển được. Điều này kéo theo những học sinh giỏi toán, lý, hóa ít có cơ hội làm đúng với kiến thức mình được học so với các ngành khác”.

Phát biểu với các bạn trẻ, anh Phan Văn Mãi - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN VN, nói: "Các bạn chia sẻ khát khao, hướng phấn đấu để cùng 24 triệu thanh niên và các thiếu niên nhi đồng cả nước khẳng định được tri thức, vị trí của người trẻ trong xã hội này, trong sự đua tranh với các quốc gia trên thế giới này, để chúng ta trở thành người dẫn đầu trong cuộc đua đó và lan tỏa động lực cho những người trẻ cùng phấn đấu vì sự phát triển chung".

 Nguyễn Như 


seo google, seo hieu qua, seo top 10, huong dan lam seo, seo on page, quy trinh seo, làm seo như thế nào, seo trang web, học seo web, tool seo web

email marketing, chiến lược marketing, facebook marketing, học marketing ở đâu

Chuyên cơ bay thành công chở Thủ tướng sang Lào

 Ngày 15/3, hai chuyên cơ phục vụ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trên đất bạn Lào đã hạ cánh an toàn tại sân bay Gia Lâm. 

Hai chiếc trực thăng tham gia nhiệm vụ lần này là trực thăng EC-155B1, mang số hiệu 8621 và trực thăng Mi-172 mang số hiệu 8424 đã hạ cánh vào lúc 12 giờ 10 phút và 12 giờ 20 phút ngày 15/3.

Tổ bay trực thăng EC-155B1 gồm Đại tá Trần Xuân Dinh, Giám đốc và Đại tá Đỗ Xuân Hòa, Phó giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty Trực thăng miền Bắc. Trong khi đó, điều khiển chuyên cơ Mi-172 là Thượng tá Nguyễn Đức Toàn, Thượng tá Nguyễn Khắc Sáng và Thượng tá Nguyễn Đức Thảo. (Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của Chính phủ chụp ảnh lưu niệm cùng tổ bay chuyên cơ EC-155B1).

Sau khi hạ cánh, Đại tá Trần Xuân Dinh chia sẻ: Công ty thực hiện nhiệm vụ với nhiều thách thức đặt ra do công tác tổ chức chỉ huy, quản lý điều hành bay được thực hiện ngoài lãnh thổ nước ta; các tổ bay hoạt động trên địa hình lạ; kinh nghiệm hoạt động của các phi công trên đất bạn chưa có; các chuyên cơ phải hoạt động theo tiêu chuẩn bay quốc tế, sử dụng hoàn toàn tiếng Anh…

Với sự chuẩn bị chu đáo và thực hành bay chặt chẽ, nên qua 4 ngày (từ 12 đến 15/3), hai tổ bay chuyên cơ của Công ty Trực thăng miền Bắc đã thực hiện 20 chuyến chuyên cơ phục vụ đoàn công tác của Chính phủ, với hơn 20 giờ bay, trên địa hình trải dài ở cả khu vực Bắc và Trung Lào, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này cũng đã giúp Công ty Trực thăng miền Bắc đúc rút nhiều kinh nghiệm quý trong thực hiện các chuyến bay chuyên cơ ngoài lãnh thổ Việt Nam. (Chiếc EC -155B1 của Công ty trực thăng miền Bắc)

Trước đó ngày 23/12/2012, hai chuyên cơ trực thăng của Công ty Trực thăng miền Bắc (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng) đã cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đưa đoàn công tác của Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lên khánh thành thủy điện Sơn La.

Thực hiện nhiệm vụ bay chuyên cơ trên trực thăng EC-155B1 là các phi công cấp 1: Đại tá Đỗ Xuân Hòa, Phó giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty Trực thăng miền Bắc và Thượng tá Trần Quang Tuấn. Tổ bay chuyên cơ MI-171 gồm Thượng tá Nguyễn Đức Toàn, Thượng tá Phạm Văn Thường và Thượng tá Cao Tiến Nhật.

Trực thăng Mi-172 và EC-155B1 của Công ty Trực thăng miền Bắc phục vụ chuyến công tác chính phủ đều là những trực thăng hiện đại, tiên tiến do Nga và các nước châu Âu sản xuất. (Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Sơn La)

Trong đó, trực thăng vận tải đa năng Mi-172 là biến thể xuất khẩu của loại Mi-8AMT do nhà máy Ulan-Ude (Nga) sản xuất. Nó có thể phục vụ hoạt động chở khách, vận tải hàng hóa, bay tìm kiếm cứu nạn, phục vụ bay MIA (chương trình tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh).

Mi-172 thiết kế với chiều dài 18,4m, cao 4,76m, trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn. Trực thăng có khả năng chở tới 30 khách hoặc 12 cáng cứu thương hoặc 4 tấn hàng hóa. Trực thăng trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Klimov TV3-117VM cho phép đạt tốc độ tối đa 250km/h, tầm bay 465km, trần bay 6.000m.

Còn EC-155B1 là trực thăng chở khách hạng trung do hãng Eurocopter (công ty liên doanh giữa các nước Pháp-Đức-Tây Ban Nha) nghiên cứu thiết kế dùng cho hoạt động dân sự. EC-155B1 có chiều dài 14,3m, cao 4,35m, trọng lượng cất cánh tối đa 4,9 tấn. Trực thăng trang bị nhiều công nghệ điện tử hiện đại, độ an toàn bay cao, không gian tiện nghi.

EC-155B1 thiết kế để chở tối đa 13 hành khách hoặc 2,3 tấn hàng hóa. Trực thăng lắp 2 động cơ tuốc bin trục Turbomeca Arriel 2C2 cho phép đạt tốc độ tối đa 265km/h, tầm bay 910km, trần bay 4.572m. (Tổng hợp theo QĐND)


kiến thức seo, seo onpage, giai phap seo, huong dan seo website, cach lam seo, tim hieu ve seo, seo off page, seo cho website, cach seo website, video hoc seo

marketing online, marketing can ban, search engine optimization, marketing online hiệu quả